Tết truyền thống của người Việt tặng quà gì cho ấm áp tình người

Bùi Thị Thảo Uyên
Thứ Ba, 06/12/2022

Tết cổ truyền của người Việt là một dịp vô cùng đặc biệt để những người Việt dừng lại mọi công việc để quay trở lại với những giá trị của gia đình và tình thân. Đây là dịp mà nhà nhà, người người hướng về nhau, hướng về những người thân yêu và tặng nhau những món quà thật ý nghĩa.

Nguồn Gốc Của Tết Nguyên Đán

Trước kia, tết nguyên đán được gọi là tiết nguyên đán, về sau người ta đọc trại chữ tiết thành tết. Nguyên nghĩa là đầu tiên, đán là buổi sáng sớm. Tết Nguyên Đán được hiểu là khoảng thời gian bắt đầu một năm mới. Sau này người Việt gọi tắt là Tết.

Theo một số tài liệu thì ngày xưa, người dân ta chỉ mừng tết vào ngày mùng 1 tháng giếng âm lịch. Qua nhiều năm tháng người ta chơi tết thành 3 ngày như ngày hôm nay.

Ý Nghĩa Của Tết Đối Với Văn Hóa Người Việt Như Thế Nào?

Tết là dịp để mọi người hướng về cội nguồn, trở về với những người thân yêu bên cạnh gia đình nhỏ của mình. Là dịp để mọi người dọn dẹp lại nhà cửa, mua sắm những thứ đồ cần thiết để đón một năm mới được trọn vẹn.

Tết còn là dịp để tưởng nhớ thần linh theo tính ngưỡng của dân gian như thần giếng, thần đất, thần mưa,….

Tùy vào địa lý, tôn giáo, phong tục tập quán khác nhau mà các nơi sẽ có cách đón tết khác nhau.

Các Phong Tục Tập Quán Ngày Tết

Tập tục cúng ông Táo

Vào dịp cuối năm, người Việt Nam thường có phong tục cúng tiễn ông táo về trời và rước ông táo về lại nhà trong dịp tết Nguyên Đán, vậy sự tích của tục lệ này là gì?. Theo những câu chuyện dân gian Việt Nam, vào ngày 23 tháng Chạp (tức tháng 12 âm lịch), Táo Quân sẽ cưỡi cá chép rồi Táo bay về trời, Táo Quân sẽ trình báo với Ngọc Hoàng về những việc xảy ra trong nhà. Và đến đêm Giao thừa, Táo Quân sẽ quay về hạ giới từ tiên đình để tiếp tục trông coi bếp núc của gia đình ở hạ dưới.

Dân gian cũng tương truyền rằng nhà Táo Quân có hai ông Táo là chồng sống với bà Táo Quân, tuy là bà Táo Quân có 2 chồng nhưng gia đình của nhà Táo lúc nào cũng hạnh phúc và ấm êm.

Tập tục tảo mộ ngày tết

Vào dịp cuối năm, vào độ khoảng từ ngày 20 tháng chạp đến chiều 30 tết Nguyên Đán, người Việt Nam thường thực hiện tập tục tảo mộ cho những ngôi mộ của ông bà tổ tiên trong gia đình.

Đây là nét đặc trưng trong phong tục cổ truyền của văn hóa người Việt, tập tục này nhằm tưởng nhớ về ông bà tổ tiên, thông qua việc dọn dẹp các mộ phần được sạch sẽ với mong muốn tổ tiên ở thế giới bên kia cũng được đón một cái tết trọn vẹn. Và vào chiều 30 tết mọi người sẽ đón ông bà về để ăn tết cùng con cháu.

Sau khi rước ông bà về vào chiều ngày 30 thì các gia đình sẽ cúng đưa tiễn ông bà vào trưa mùng 3 hoặc mùng 4 Tết, tùy theo tập quán ở mỗi địa phương, và nếp sống của mỗi gia đình.

Truyền thống gói bánh trưng bánh tét

Vào 3 ngày cuối cùng của năm âm lịch, nhà nhà người người thường ngồi quay quần bên nhau để gói bánh trưng bánh tét, đến đêm 30 cả nhà sẽ cùng nhau ngồi canh nồi bánh tét, thức đến 12 giờ để đón giao thừa và ngắm pháo bông.

Đây là hình ảnh vô cùng quen thuộc và đẹp với người dân Việt Nam, đặc biệt là tiết trời cuối đông ở miền Trung và miền Bắc rất lạnh vì vậy ngồi sưởi ấm bên cạnh nồi bánh tét như một biểu trưng đầy yêu thương của đêm giao thừa.

Đến sáng mùng 1 tết, mọi người sẽ lấy bánh tét ra để đơm cúng ông bà tổ tiên.

Quà tặng ngày tết của người Việt Nam

Tết đến người Việt thường tặng nhau những món quà ý nghĩa để thay cho lời cảm ơn và sự quan tâm đến nhau sau một năm dài. Vậy tặng quà sao cho đúng với phong tục tập quán của người Việt.

Những món quà ý nghĩa nên tặng ngày tết trong văn hóa của người việt

Các loại hoa mùa xuân

Mai, đào, cúc vàng, cây quất, cây tùng, trúc, cúc,… Đây là những loại cây rất được nhiều nhà trưng bày vào dịp tết. Đây là những loại cây mang ý nghĩa phát tài, may mắn, đoàn viên cho gia chủ nên thường được trang trí trong nhà ngày tết.

Câu đối ngày tết

Các câu đối trên nền giấy đỏ thường là những lời chúc tết ý nghĩa cầu mong sự bình anh, hạnh phúc, giàu có và thịnh vượng cho những ai nhận được câu chúc đó. Ngày nay người ta bắt đầu ít tặng nhau những câu đối nhưu thế này nhưng hình ảnh về một ông thầy đồ bày mực tàu, giấy đỏ để viết những câu chúc tết vào những dịp tết đến luôn là một hình ảnh đẹp về một truyền thống của người Việt.

Gạo thơm, giỏ quà thực phẩm, bánh mứt

Tết về, người ta thường tặng nhau những giỏ bánh kẹo, mứt, hoa quả hay gạo để người nhận có thể nấu cơm, xôi để cúng với mong muốn nhớ về công ơn của ông bà tổ tiên và mong muốn có một cuộc sống đầy đủ, ấm nó trong một năm mới.

Tặng nước mắm nguyên chất – Đậm đà tình thân cả năm

Ba hộp quà Tết của nước mắm Tĩn đều chắt lọc tinh túy và mang đậm chất truyền thống. Nước mắm Tĩn luôn khao khát nâng tầm nước mắm Việt và biến nước mắm ngon, tinh tế trở thành món quà phổ biến dịp Tết nguyên đán của người Việt, thay vì rượu Tây.

Hộp quà Tết nước mắm – Đậm đà tình thân

Nước mắm là một món không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt, đặc biệt là vào dịp tết thì cần phải có chén mắm ngon để ăn với miếng bánh trưng, bánh tét, làm củ kiệu. Tặng nhau nước mắm ngon như một sự tượng trưng cho những tình cảm đậm đà, sâu sắc.

Hộp quà Đậm Đà Tình Thân: Gồm 2 loại nước mắm Tôm Biển Đỏ và Cá Cơm Vàng trong bình gốm, thơm ngon cao cấp nhất từ thương hiệu nước mắm Tĩn 300 năm:

1. Nước mắm Tôm Biển trong Bình Gốm Đỏ, độ đạm 60N, từ tôm biển tươi, ngon ngọt thịt tôm, ví như một viên Hồng Ngọc Đại Dương

2. Nước mắm Cá Cơm Vàng Ruột Đỏ, trong Bình Gốm Vàng, độ đạm 60N, ủ chượp lâu năm, loại thơm ngon và cao cấp nhất của dòng nước mắm cá cơm.

Quà tặng nước mắm – Ngũ Hành Đỏ và Ngũ Hành Vàng

Nói về hổ thì dân gian Việt Nam có bức tranh Đông Hồ Ngũ Hổ vận dụng triết lý Ngũ Hành rất hài hòa. Trong tranh có 5 vị quan Hổ thì vị quan Thổ có vị trí trung tâm, tứ phương trấn giữ bởi 4 vị còn lại Kim, Mộc, Thủy và Hỏa.

Màu sắc tượng trưng cho ngũ hành tương ứng là Trắng (kim loại), Xanh lá (mộc gỗ), Xanh đen (thủy nước), Đỏ (hỏa lửa), Vàng (thổ đất). Biết sắp xếp vận dụng hài hòa, Ngũ Hành sẽ tương sinh, tạo ra vượng khí. Điều này giúp cuộc sống sung túc, sức khỏe dồi dào, tinh thần lạc quan, xua tan bớt âu lo, bệnh dịch.

Lấy cảm hứng từ bức tranh này, dịp cuối năm nay, bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa giới thiệu các hộp sản phẩm với chủ đề Ngũ Hành, mong chúc quý khách vượt qua năm cũ khó khăn, hướng đến năm mới lạc quan và sung túc đủ đầy.

Hộp quà Tết nước mắm – Ngũ Hành Đỏ

Mâm cơm cuối năm là nét riêng của người Việt từ trăm năm xa xưa. Cùng nhau tấm tắc các món ngon sẽ giúp không khí thêm vui vẻ, ấm cúng, đậm tình trong các dịp sum họp gia đình, gặp gỡ bà con, chòm xóm hay bạn bè tri kỷ, đối tác thân thiết.

Vì đây là dịp để ôn lại những thiên biến của cả một năm với những người quan trọng quanh mình, thế nên ai ai cũng chăm chút và muốn những gì tốt nhất, ngon nhất, tinh tế nhất cho những bữa cơm đặc biệt này.

hotline
Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Facebook